CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

  • Barista là nhân viên pha chế cafe.
  • Barista là danh từ dùng để chỉ những người pha chế các loại thức uống từ café như Cappuccino, Latte, Machiato, Latte macchiato, Mocha, Espresso conpanna, cafe Americano… và những thức uống trình bày đẹp mắt khác như: Espresso đá, Espresso Shakerato, Cappuccino đá, Freddo, Mocha đá.
  • Ở Việt Nam, Baristas được gọi nôm na là Nhân viên pha chế cafe.
  • Chuẩn bị nguyên liệu, máy móc, dụng cụ phục vụ cho việc pha chế café.
  • Điều chỉnh các máy xay, máy pha cà phê sao cho các thông số của máy phải đạt chuẩn và thực hiện các kỹ thuật như xay, nén cà phê, đánh sữa, tạo hình khéo léo, chính xác để cho ra một ly Cappuccino, Espresso… theo yêu cầu của thực khách.
  • Tư vấn đồ uống cho khách theo sở thích, vị giác của khách để mang lại cho khách sự hài lòng cao nhất khi thưởng thức.
  • Bảo quản café, các máy móc, dụng cụ làm việc.
  • Đảm bảo vệ sinh khu vực Pha chế, duy trì các tiêu chuẩn của nhà hàng, quán café…
  •  
  • Nếu trước đây, khi nói Barista nhiều người sẽ rất ngạc nhiên Barista là nghề gì thì hiện nay, Barista đã trở thành một nghề rất hot do tác động từ sự phát triển của Kinh tế, Du lịch. Trong đời sống hiện đại, ngoài tách café pha phin nhỏ giọt truyền thống thì vô số các loại thức uống khác từ café được nhiều người yêu thích như Latte, Cappuccino… Bên cạnh đó, sự xuất hiện dày đặc của các mô hình café công nghiệp như Highlands Coffee, The Coffee Bean and Tea Leaf, Starbucks, The Coffee House… đã khiến nghề Bartender trở nên “đắt giá” hơn.
  • Nhu cầu tuyển dụng Barista cao, cơ hội việc làm rộng mở và môi trường làm việc hấp dẫn, sáng tạo… Với những lí do đó, Barista chính là con đường lý tưởng dành cho những ai có niềm đam mê đặc biệt với nghề Pha chế, muốn làm việc trong ngành Nhà hàng – Khách sạn và muốn sáng tạo nên những thứ thức uống ngon phục vụ thực khách.
  • Đó là những thông tin về Barista là gì mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về công việc này. Nếu yêu thích Barista, bạn có thể bắt đầu bằng cách tham gia các khóa học Pha chế, ứng tuyển vị trí Nhân viên Phục vụ… tại các quán café, quầy thức uống các nhà hàng… để tích lũy kinh nghiệm.
  • Bartender được hiểu là người pha chế các loại thức uống có cồn như Cocktail, Mocktail; có khả năng am hiểu việc lựa chọn, phân loại, bảo quản, sơ chế các nguyên liệu tươi như hoa quả, thảo mộc, cũng như có kỹ năng biểu diễn pha chế (Flair Bartending và Showmanship), trong đó tung hứng bình shaker trong quá trình pha chế là kỹ năng đặc trưng của một Bartender thực thụ.
  • Môi trường làm việc thường là trong các quầy Bar tại các quán Bar, Club hoặc Pub… khá nhộn nhịp. Vì vậy, bên cạnh đảm nhiệm công việc thuộc về chuyên môn, Bartender còn phải có thêm nhiều kỹ năng khác như: hiểu tâm lý khách hàng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức thức uống cũng như khéo léo trò chuyện với khách hàng…

Để trở thành một Bartender đẳng cấp, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện khá dài về các kỹ năng nghề cần thiết như:

  •  Kỹ năng pha chế: Định lượng nguyên vật liệu Cocktail sao cho hương vị được cân bằng, trình bày sản phẩm đạt yêu cầu tươi ngon, hấp dẫn. Bạn phải thuộc nằm lòng tên gọi, cách phân biệt loại rượu, kiểu ly thích hợp cho từng loại khác nhau như Cocktail, Mocktail, trà, café…
  •  Kỹ năng biểu diễn: Đây là kỹ năng “khó nhằn” nhất đối với bất kỳ một Bartender nào. Bởi đây là giữa ranh giới của sự chuyên nghiệp và bình thường. Kỹ năng biểu diễn thể hiện “ngón nghề” mà phải mất một khoảng thời gian khá dài mới có thể thể hiện thành thục nó, đặc biệt là các Bartender tại Việt Nam.
  •  Khả năng sáng tạo: Công việc của Bartender đòi hỏi cả nghệ thuật lẫn kỹ thuật, sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo nên những món thức uống ngon, lạ và hấp dẫn khách hàng nhất. Là một Bartender, bạn cần biết rằng, sự sáo mòn và cứng nhắc trong pha chế sẽ triệt tiêu “hồn” của các loại nguyên liệu phối hợp.
  •  Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp với khách hàng bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, biết cách khuấy động không gian, hướng dẫn khách hàng tận hưởng các cung bậc của hương vị và cảm giác mà một ly Cocktail mang lại chính là kỹ năng vô cùng “lợi hại” của những Bartender nhà nghề.

Ngoài khổ luyện, sáng tạo không ngừng, một Bartender cần phải có cả một niềm đam mê rất mãnh liệt, quyết tâm theo đuổi để xây dựng nền tảng vững chắc và tạo nên phong cách cá nhân khác biệt của mình cũng như chạm đến đỉnh cao của nghề nghiệp.